Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công 100%
Đừng ngồi đó và hỏi tại sao đối thủ của bạn lại đi trước? Hãy nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công và có chiến lược kinh doanh hoàn hảo nhất
Tuyệt chiêu nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công
Nếu bạn đang kinh doanh, song song với việc bạn chắc chắn sẽ có đối thủ cạnh tranh. Trong thị trường hiện nay, không có ý tưởng kinh doanh nào có thể một mình chạy trên con đường độc quyền.
Ngay cả khi dịch vụ, sản phẩm của bạn thuộc “top” độc đáo nhất thế giới, bạn vẫn phải sẵn sàng tâm lý đối đầu với các đối thủ cạnh tranh bằng hình thức này hoặc hình thức khác.
Chính vì vậy hãynghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công, đi trước một bước và đứng vững thị trường ngay từ bây giờ.
Tham khảo thêm bài viết: Văn phòng ảo quận 1
Nắm bắt kiến thức cơ bản trước khi đối đầu với đối thủ kinh doanh
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là bất kỳ các doanh nghiệp hay cá nhân có cùng trong một nhóm ngành hay cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tương tự cho người tiêu dùng.
Sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh làm thị trường thường xuyên có nhiều biến động, tác động trực tiếp lên các yếu tố như doanh thu, giá cả, khách hàng,..
Có mấy loại đối thủ cạnh tranh bạn cần lưu tâm?
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Trong trường hợp này, hai công ty cung cấp cùng dòng sản phẩm giống trên thị trường, đem lại lợi ích như nhau cho cùng một phân khúc khách hàng.
Ví dụ: Hai thương hiệu lớn hiện nay Adidas và Nike là đối thủ cạnh tranh chính của nhau.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Trong loại hình này, hai doanh nghiệp không cùng cung cấp một sản phẩm nhưng lại đáp ứng cùng 1 nhu cầu của khách hàng.
Chẳng hạn như: xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ như Goviet, Grab, Bee,.. chính là những đối thủ gián tiếp, là dịch vụ thay thế của nhau. Trước kia, khách hàng ưa chuộng di chuyển bằng xe ôm truyền thống nhưng giờ đây khi xe ôm công nghệ ra đời, chúng có tiện ích và dịch vụ tốt hơn cho người dân và dần trở thành sản phẩm được ưa thích hơn hẳn.
- Đối thủ tiềm ẩn/ tiềm năng: Đây là những doanh nghiệp có khả năng sẽ cùng cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hay xâm nhập một phân khúc thị trường nhưng ở thời điểm hiện tại thì đối thủ này chưa gia nhập.
Ví dụ: Gatorade là nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống về thể thao tại Mỹ và Under Armour là doanh nghiệp tại Mỹ với ngành chuyên sản xuất quần áo, đồ dùng may mặc, giày dép thể thao.
Bạn được gì khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh?
Thực tế, không ít nhà tiếp thị, chủ doanh nghiệp quá tự tin với năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, bỏ qua việc quan tâm đến phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh.
Đây là sai lầm phổ biến ảnh hưởng nặng nề về sau, bởi các quyết định và suy đoán của nhà tiếp thị đưa ra không phải lúc nào cũng đơn giản và hợp lý.
Hôm nay bạn đi trước nhưng chỉ một giây sơ sẩy, một chiến lược sai lầm sẽ dẫn dễ bị bỏ lại phía sau, thậm trí loại khỏi thị trường.
Doanh nghiệp nắm được hành vi, thái độ và trải nghiệm của người tiêu dùng về sản phẩm của chính công ty và đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa việc bạn có thể xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường vững mạnh và hiệu quả.
Và còn nhiều lợi ích hơn nữa từ việc nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh.
● Giúp công ty hiểu thị trường hiện tại tốt hơn
● Đặt chính doanh nghiệp vào vị trí của người mua.
● Có trong tay mục tiêu, chiến lược và cách làm của đối thủ
● Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ
● Biết trước các mối đe dọa của đối thủ đến doanh nghiệp mình
● Tìm kiếm các “khoảng trống” trên thị trường để xâm nhập
● Hỗ trợ đưa ra các chiến lược kinh doanh để vượt qua đối thủ
Các yếu tố “then chốt” cần nắm khi nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công, nhưng chúng ta cần nghiên cứu chính các thông tin nào để đạt hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất?
Hiểu tổng quan về doanh nghiệp đối thủ
Thông tin đầu tiên trước khi doanh nghiệp muốn đi hiểu sâu vào chi tiết của đối thủ chính là cần biết đến các thông tin tổng quan.
Bạn cần nắm khái quát để biết được toàn diện quy mô, kết cấu cũng như cách hoạt động của đối thủ cạnh tranh đó. Thông tin bạn nên chú trọng tìm kiếm là:
- Sự hình thành doanh nghiệp, công ty con hay chi nhánh đối thủ có.
- Quy mô công ty và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Nhà “rốt vốn” hay đầu tư.
- Bên cung cấp.
- Các đối tác.
- Thị trường khách hàng (số lượng).
- Thị phần của đối thủ nhắm tới.
- Điểm yếu và cả điểm mạnh ở góc độ tổ chức (quy trình hoạt động, bộ máy, văn hóa doanh nghiệp).
- Tình hình tài chính của đối thủ.
- Sự mở rộng quy mô hay tình hình tuyển dụng.
Càng thu thập được nhiều thông tin tổng quan sẽ giúp bạn có đánh giá càng chính xác đối thủ. Từ đó công ty sẽ có thể hoạch định những chiến lược phù hợp nhất với từng giai đoạn kinh doanh .
Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ đang là gì?
Sau khi đã nắm bắt được các thông tin khái quát từ đối thủ cạnh tranh, điều tiếp theo bạn cần làm là nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ của họ. Đây chính là thứ bạn phải trực tiếp cạnh tranh lôi kéo các nhóm khách hàng về mình.
Các thông tin bạn cần thu thập về sản phẩm hay dịch vụ từ đối thủ cạnh tranh là những gì?
- Tính năng, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ.
- Giá cả sản phẩm, dịch vụ.
- Điểm yếu, điểm mạnh của sản phẩm, dịch vụ.
- Quy trình dịch vụ hay công nghệ sản xuất sản phẩm.
Những thông tin trên giúp bạn đề xuất được những chiến lược marketing, cải tiến và kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Mang lại cho sản phẩm, dịch vụ của bạn có đặc điểm nổi bật và khác biệt hơn.
Kênh phân phối của đối thủ có gì!
Mạng lưới phân phối là điểm mấu chốt giúp dịch vụ, sản phẩm đến tay khách hàng. Đây là một trong những thứ mà các công ty trong cùng ngành cạnh tranh gay gắt.
Để xây dựng kênh phân phối của tổ chức mình một cách hợp lý, bạn phải nắm bắt được đặc điểm kênh phân phối của đối thủ.
- Đối thủ phân phối dịch vụ, sản phẩm theo hình thức nào, chu kỳ bao lâu.
- Cấu trúc kênh phân phối của đối thủ
- Hoạt động trên kênh phân phối của đối thủ
Do mạng lưới phân phối có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận của các nhóm khách hàng tới sản phẩm. Vì vậy các chủ doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành luôn cố gắng phủ rộng kênh phân phối một cách hợp lý, song song với chi phí tối thiểu để tối đa hóa lợi nhuận.
Khi biết được đặc điểm kênh phân phối của đối thủ bạn vừa tránh được điểm yếu rút ra từ kênh của đối thủ, lại xây dựng chiến lược kênh của mình một cách tối đa hóa lợi ích nhất.
Truyền thông, quảng bá của đối thủ
Truyền thông là phương thức xây dựng hình ảnh, thương hiệu trực tiếp đến mắt khách hàng. Giai đoạn này được coi là “chiến trường” khốc liệt nhất vì việc quảng bá sản phẩm sẽ tác động rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.Vậy, việc tìm hiểu chiến lược truyền thông của đối thủ là không thể bỏ sót.
- Định vị được thương hiệu của đối thủ.
- Thông điệp truyền thông qua từng thời kỳ và trong các chiến lược.
- Chiến lược nội dung truyền thông của đối thủ.
- Các hoạt động marketing online: Trang mạng xã hội, trang Web, các hình thức quảng, Email marketing, bài PR viết trên báo chí…
- Các hoạt động marketing offline: Tiếp thị tại điểm bán, tổ chức sự kiện, khuyến mãi…
Hiểu được các chiến lược truyền thông của đối thủ là bạn biết được đâu là điểm “hút” khách hàng trong sản phẩm và quảng cáo.
Làm thế nào để thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh?
Nghiên cứu trang web của đối thủ
Website là nền tảng của mỗi doanh nghiệp nhằm kinh doanh trực tuyến và giao thiệp với khách hàng. Chính vì vậy dù có cố giữ bí mật nhưng các thông tin về dịch vụ, sản phẩm, dịch vụ hay giá cả đều được thể hiện rất rõ trên kênh này. Mặc dù sẽ không chi tiết thông tin 100% nhưng việc theo dõi Website đối thủ không bao giờ là tốn công cả.
Điển hình ví dụ:
“Trong một bài viết về chiến thuật Judo trong kinh doanh của Lazada đã nói, khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam cũng là khi Chợ Điện tử đang giữ vai trò thống trị.
Cùng hàng loạt các đơn vị nổi bật khác như Hotdeal, Vật Giá,..Nhưng chính nhờ biết cách tấn công vào chính mô hình thương mại điện tử “Customer-to-Customer” để tạo dấu ấn và định vị trương hiệu.
Đây vốn là hoạt động cốt lõi của Website đối thủ Chợ điện tử. Nhờ khai thác đúng điểm làm nên thương hiệu trên chính Website của đối thủ và kết hợp với chiến lược khác chỉ sau 2 năm Lazada đã chiếm lấy thị trường bán lẻ trực tuyến.“
Nghiên cứu đối thủ thông qua website vừa không mất chút chi phí nào lại vô cùng đơn giản. Đừng bỏ lỡ những nguồn hữu ích này để giúp doanh nghiệp bạn tạo nên chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng hơn.
Thử một lần trở thành khách hàng của đối thủ
Bạn muốn biết mùi vị một chiếc bánh như thế nào thì bạn cần phải nếm thử nó. Đúng vậy hãy thử sử dụng tất cả các dịch vụ, sản phẩm của đối thủ. Sau đó hãy đem so sánh với thứ bạn đang sở hữu.
Nếu tìm được và cảm nhận được những “cái tốt” của đối thủ, cái mà thu hút khách hàng thì đừng ngần ngại chắt lọc và cải tiến dịch vụ của bạn.
Chắc chắn bạn đã có kiến thức trong kinh doanh, trong chiến lược tiếp thị thì khi trở thành khách hàng của đối thủ rất dễ để khai thác những thông tin đem lại hữu ích. Từ đó, hãy cân nhắc xem làm thế nào để nâng giá trị sản phẩm của mình lên.
Những “câu chuyện” với khách hàng của đối thủ
Khách hàng của đối thủ là người có cái nhìn khách quan nhất và cũng hiểu nhất về sản phẩm họ đang trải nghiệm.
Tại sao họ lại sử dụng, mua sắm sản phẩm dịch vụ của đối thủ? Sản phẩm của bạn tương tự tại sao khách hàng không sử dụng? Họ nhận được điều gì đặc biệt từ dịch vụ của đối thủ? Đối thủ có đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu của khách hàng?… Chính khách hàng là nguồn thông tin và đáp án cho những câu hỏi trên.
Danh sách khách hàng của đối thủ bạn dễ dàng nắm bắt được qua việc truy cập đánh giá khách hàng trên Website, thông qua Fanpage của đối thủ trên Facebook hay từ mối quan hệ mà bạn biết…
Nhưng lưu ý, bạn nên “hỏi chuyện” một cách khôn khéo, tế nhị tránh gây cảm giác “hỏi cung” cho người bạn muốn tìm hiểu thông tin.
Tham dự triển lãm thương mại, hội nghị.
Cách tốt nhất để bạn hiểu hơn về đối thủ của mình là hãy tham dự các hội nghị, triển lãm mà đối thủ tổ chức. Một quản lý tiếp thị của thương hiệu bán lẻ PepWear – Amy Lewandowski đã chia sẻ, họ luôn tham dự hầu hết các hội nghị chuyên đề, ghé thăm tất cả các gian hàng của đối thủ để quan sát sự tương tác của họ với người tiêu dùng, và phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của đối thủ.
Cho thấy đây là cách nghiên cứu thị trường kinh doanh thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công và đáng học hỏi.
Khai thác các nhà cung cấp của bạn
Các nhà cung cấp và phân phối sản phẩm, dịch vụ vẫn sẽ luôn liên lạc với những nguồn cầu của mình để có mối quan hệ, liên kết trong kinh doanh. Bằng mối quan hệ tốt, chỉ cần qua từ những câu chuyện “phiếm” đã khơi gợi cho họ nói về đối thủ cạnh tranh của bạn.
Hãy giữ cách nói chuyện thoải mái nhất, đừng quá ép khiến đối phương khó chịu về bạn. Đây là cách tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều khi lại mang đến cho bạn những thông tin quan trọng mà không ngờ tới.
Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công và hiệu quả không phải là quá trình “một sớm, một chiều”. Doanh nghiệp cần phải cân bằng và vận dụng một cách thấu đáo để tránh lãng phí công sức cũng như thời gian.
Hy vọng bạn có thể đưa ra chiến lược kinh doanh khôn khéo và áp dụng những kinh nghiệm của mình để có một “cẩm nang” nghiên cứu đối thủ một cách thông minh và thành công nhất..
Internal link (Xem thêm bài viết: Chiến lược kinh doanh )