5 Yếu tố hàng đầu của kế hoạch kinh doanh là gì?

5 Yếu tố hàng đầu của kế hoạch kinh doanh là gì?

Khi hiểu 05 bước Phân tích, Tìm hiểu, Định vị, Đặt mục tiêu và Lên chiến lược – Bạn đã có thể tự trả lời cho việc Kế hoạch kinh doanh là gì

Tham khảo thêm bài viết: 49 ý tưởng kinh doanh giúp bạn thành công

Giá Trị Và Các Bước Của Kế Hoạch Kinh Doanh Là Gì?

Ở thời điểm cuối năm tài chính, chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp dường như cũng theo đó mà được khởi động lại.

Đây là khoảng thời gian để đánh giá những thành công của một năm vừa qua, và bắt đầu quá trình lập kế hoạch kinh doanh hàng năm cho năm tới.

Bạn đã hình dung được giá trị của kế hoạch kinh doanh là gì chưa? Cho dù bạn là chủ sở hữu duy nhất của một công ty mới khởi nghiệp, hay là đại diện của một văn phòng chi nhánh, hoặc cũng có thể là thành viên của một doanh nghiệp lớn… thì việc thiết lập lộ trình cho năm tới vẫn luôn là điều cần thiết.

Bản kế hoạch này sẽ giúp bạn và công ty xác định điểm mạnh (những gì mang lại hiệu quả) và điểm yếu (những gì chưa hoặc không hiệu quả).

Đồng thời, ý nghĩa của bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh còn thể hiện ở chức năng xác định các mục tiêu ưu tiên cho năm tiếp theo, và đóng vai trò là kim chỉ nam cho doanh nghiệp của bạn.

kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Khái niệm và vai trò của kế hoạch kinh doanh

Theo khái niệm được trình bày tại giáo khoa trong chương trình Trung học phổ thông về khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định.

Một kế hoạch kinh doanh tốt hỗ trợ cấp lãnh đạo đạt được:

  • Một chiến lược bán hàng hiệu quả;
  • Một ngành nghề kinh doanh riêng biệt;
  • Đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh có thể dài hàng trăm trang hoặc chỉ một vài trang. Tuy nhiên, bất kể số lượng câu chữ và cách diễn giải thế nào, một bản kế hoạch kinh doanh hữu dụng cần cần phải chứa ít nhất năm yếu tố sau.

Phân tích tình huống

Phân tích tình huống xác định tình hình hiện tại và phải một đánh giá một cách khách quan. ‘Biết người biết ra trăm trận trăm thắng”, cách mô tả này chỉ đúng vào việc doanh nghiệp cần làm khi tiến hành bước phân tích tình huống.

Doanh nghiệp cần định vị mình ở hiện tại, thông qua việc nhìn vào doanh thu từ một đến ba năm qua. Bên cạnh đó, so sánh với những đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp để có được một bản phân tích tổng thể.

Hãy nhìn vào điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp khi đánh giá các cơ hội trên thị trường, từ đó thực hiện phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).

Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đo lường khả năng kinh doanh nội bộ đang như thế nào. Đồng thời, hãy xem sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có gì độc đáo so với sản phẩm hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh lớn.

Bên cạnh nghiên cứu đối thủ, việc phân tích các yếu tố môi trường chính yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng.

Chí ít, doanh nghiệp cần xem xét tình hình kinh tế trong ngành mà mình dự định kinh doanh trong năm tới đang và sẽ như thế nào: Đang có tiềm lực tăng trưởng, hay đã bị ảnh hưởng bất lợi bởi các điều kiện kinh tế hiện tại? Có những vấn đề pháp lý nào có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển doanh nghiệp không?

Đó là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nhưng chúng có ảnh hưởng trực tiếp và tức thì đến việc doanh nghiệp nên dành thời gian và tiền bạc vào đâu trong năm tới.

Trước khi hoàn thành kế hoạch kinh doanh cuối cùng, doanh nghiệp phải xác định xem có đạt được tính khách quan của tình hình thị trường, nội lực của công ty, đánh giá của đối thủ cạnh tranh hay không. Vì đánh giá chủ quan có thể thu được lợi nhuận nhanh chóng nhưng cũng có thể làm mất đi lợi nhuận cũng như cơ hội kinh tế lâu dài.

phân tích kế hoawchj kinh doanh

Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Đánh giá sâu về đối thủ cạnh tranh của bạn và chiến lược tiếp thị của họ. Đối thủ “nặng ký” nhất của doanh nghiệp là ai? Họ đang làm gì để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ? Họ đang làm điều gì đó mà bạn chưa làm?

Hãy suy nghĩ thấu đáo và nhìn rộng hơn về đối thủ cạnh tranh của bạn. Ví dụ: nếu bạn cung cấp máy bán đồ ăn nhanh cho các doanh nghiệp địa phương, thì đối thủ cạnh tranh của bạn là các nhà cung cấp máy bán đồ ăn nhanh khác.

Tuy nhiên, bạn cũng đang phải cạnh tranh với các cửa hàng tiện lợi và nhà hàng thức ăn nhanh gần đó, hay cả cantin, bếp ăn của các công ty vẫn thu phí định kỳ của nhân viên hàng tháng.

Doanh nghiệp cần đặt ra hàng loạt câu hỏi để hiểu thị trường cần gì, và trong năm tới doanh nghiệp cần phải làm gì. Một số câu hỏi gợi ý:

  • Chênh lệch giá sản phẩm của doanh nghiệp bạn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu?
  • Sản phẩm của bạn có phải là sản phẩm cao cấp không?
  • Sản phẩm bạn cung cấp đang có mức giá thấp nhất trong cùng chất lượng chưa?
  • Giá cả có ảnh hưởng đến cách khách hàng của bạn so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay không?
  • Làm thế nào để đối thủ cạnh tranh của bạn quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ?
  • Họ có một trang mạng không?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn có gửi bản tin hàng tháng với thông tin về dịch vụ của họ qua email không?

Tham khảo thêm bài viết: Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Định vị Sản phẩm hoặc Dịch vụ của doanh nghiệp

Điều gì là độc đáo về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Nếu bạn không thể diễn đạt điều gì làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình khác biệt, hãy xem lại:

  • Lý do tại sao khách hàng mua hàng của bạn trong quá khứ;
  • Lý do tại sao họ có thể mua hàng của bạn trong tương lai.

Điều này sẽ giúp bạn xác định đâu là khách hàng tiềm năng – có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn nhất. Nhìn vào khách hàng hiện tại của bạn, vì họ là một dấu hiệu tốt về những người sẽ mua hàng của bạn trong tương lai.

Tìm hiểu kỹ từ những khách hàng đó để xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai. Tạo một kịch bản mô tả những gì bạn có thể làm để khiến khách hàng mục tiêu đó mua hàng của bạn trong năm tới.

kế hoạch kinh doanh-đối thủ cạnh tranh

Đặt mục tiêu

Hãy sử dụng tất các các thông tin và số liệu tài chính mà doanh nghiệp bạn đã phân tích, nghiên cứu và báo cáo trong suốt năm qua để làm tiền đề lên kế hoạch, đặt mục tiêu cho năm kế tiếp.

Đừng để số liệu chỉ có giá trị báo cáo, vì mọi thông tin bạn thu thập được trong giai đoạn kinh doanh luôn có chức năng giúp bạn so sánh và đánh giá hiệu quả hoạt động.

Các mục tiêu phải bao gồm dự tính về doanh thu hàng tháng, số lượng khách hàng cần có để đạt được các mục tiêu kinh doanh… Các mục tiêu này có thể đo lường được.

Khi bạn đặt mục tiêu, hãy bao gồm deadline (ngày hoàn thành) và yêu cầu báo cáo thông qua nhiều hình thức để dễ dàng quản lý tiến độ hoàn thành mục tiêu.

Lên chiến lược

Đây có thể là phần quan trọng nhất trong kế hoạch của bạn. Dựa trên phân tích tình hình, đối thủ cạnh tranh, tuyên bố định vị và mục tiêu của bạn, đã đến lúc xác định cách bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Bạn sẽ sử dụng những chiến lược nào để đạt được các mục tiêu tài chính và sản phẩm và dịch vụ của mình trong năm tới?

Hãy trung thực với chính mình; đặt ra các mục tiêu thực tế không khác biệt hoàn toàn so với kết quả hoạt động năm trước của bạn.

kế hoạch kinh doanh-chiến lược kinh doanh

Cuối cùng, khi đã có được trong tay 05 yếu tố cần xem xét, bao gồm: Phân tích tình huống, Thị trường và đối thủ cạnh tranh, Định vị sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, Đặt mục tiêu và Lên chiến lược – Đã đến lúc doanh nghiệp thử lập một kế hoạch kinh doanh cho mình.

Hãy nhớ rằng, một kế hoạch kinh doanh cần phải được viết ra.. Một kế hoạch bằng văn bản buộc bạn phải suy nghĩ thấu đáo, tuân theo một dàn ý đã xác định và phải cụ thể nhất để các bước thực hiện được triển khai dễ dàng, hiệu quả.

Add a Comment

Your email address will not be published.